Bao bì Tâm Thành

Phong tục lì xì ngày tết

29 tháng 01 2024
Ngô Thanh Hương

Lì xì ngày đầu năm là nét văn hóa đặc sắc trong Tết Nguyên đán. Mặc dù cách đón Tết nay và Tết xưa đã có ít nhiều thay đổi, nhưng tục lệ này vẫn sẽ luôn được gìn giữ và trở thành một phần không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt Nam.

Nguồn gốc ra đời phong bao lì xì

Tục lệ mừng tuổi đã xuất hiện từ thời xa xưa và được bắt nguồn từ Trung Quốc. Tương truyền rằng, tại Đông Hải có rất nhiều yêu quái bị các thần tiên hạ giới giam giữ, tuy nhiên hàng năm các vị thần tiên  sẽ phải về trời vào thời khắc giao thừa.

Lúc này lũ yêu quái sẽ lộng hành, xoa đầu trẻ nhỏ đang ngủ, khiến trẻ nhỏ giật mình và bật khóc. Hôm sau, những đứa trẻ thường sẽ bị sốt, đau đầu, làm cho cha mẹ không dám ngủ thức để canh chừng. Vào một lần, tám vị tiên đi ngang thấy cảnh này liền hoá thành những đồng tiền nằm bên cạnh những đứa bé và bảo cha mẹ gói vào tấm vải đỏ để xua đuổi yêu quái.

Khi quái vật đến, những đồng tiền này bỗng nhiên lóe sáng lên khiến cho chúng sợ hãi bỏ chạy. Hai vợ chồng vui mừng đem chuyện kể lại cho mọi người, từ đó Tết đến mọi người sẽ bỏ tiền vào phong bì đỏ để tặng trẻ con, với mong muốn mau ăn, chóng lớn và khỏe mạnh. Từ đó, mừng tuổi đầu năm đã trở thành phong tục không thể thiếu mỗi dịp Tết về.

Nguồn gốc và ý nghĩa của tục lì xì trong ngày đầu năm mới

Phong tục lì xì Tết của người Việt ngày nay

Ý nghĩa phong bao lì xì

Ngày nay tục lì xì ngày Tết rất phổ biến ở những quốc gia châu Á như Trung QUốc, Việt Nam, Nhật Bản,... Ý nghĩa lì xì ngày Tết là cầu chúc may mắn, sức khỏe và tài lộc cho mọi người. Theo đó cả người nhận và người tặng phong bao đều nhận những điều tốt đẹp trong năm mới.

Ý nghĩa của phong bao lì xì không nằm ở số tiền mừng mà quan trọng là ở thiện chí, ý nghĩa tốt đẹp của hành động. Tiền lì xì thường là những món tiền nhỏ, gồm cả tiền lẻ và tiền chẵn.

Chiếc phong bao còn tượng trưng cho sự kín đáo, không muốn người nhận có sự so bì, tị nạnh. Do đó, người nhận không mở phong bao trước mặt người tặng.

Những mẫu bao lì xì mới lạ dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021

Xem thêm: https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/di-tim-y-nghia-phong-tuc-li-xi-dau-nam-moi-1146011

Phong tục lì xì Tết của người Việt ngày nay

Theo phong tục, cứ giao thừa hoặc mùng một, các gia đình người Việt tụ họp đông đủ với nhau cùng thắp nén hương lên tổ tiên, cùng vui đùa ăn uống chúc mừng năm mới.

Đây cũng là dịp mà con cháu trong nhà chúc Tết đến ông bà, cha mẹ và nhận lì xì mừng tuổi. Phong bao lì xì màu đỏ bên trong có số tiền nhỏ tượng trưng cho lời chúc may mắn, mạnh khỏe, gặp nhiều thành công trong công việc, học tập mà người lớn muốn gửi đến trẻ.

Ngày nay, việc mừng tuổi đã không còn giới hạn trong ngày mùng một hay ba ngày đầu năm nữa, mà chỉ cần còn không khí Tết thì vẫn có thể lì xì con cháu của mình.

Lì xì bao nhiêu là đủ?

Đây người Việt thường đặt trong bao lì xì tờ tiền mệnh giá 500đ và 10.000đ, khi đó cả hai tờ tiền này đều có màu đỏ với ý nghĩa cầu mong khỏe mạnh, may mắn và an lành cho con cháu. Giờ đây mệnh giá tiền trong bao lì xì thường cao hơn tùy vào mỗi người.

Dù mệnh giá bao lì xì là bao nhiêu thì phong bao lì xì vẫn luôn giữ nguyên ý nghĩa vốn có của nó chính là mong muốn người nhận gặp thật nhiều may mắn và dồi dào sức khỏe trong năm mới.

Cuối cùng, cách đón Tết nay và Tết xưa của người Việt đã có ít nhiều thay đổi, nhưng lì xì vẫn là một nét văn hóa đẹp và không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt Nam.

Xem thêm: https://benhviendakhoatinhphutho.vn/li-xi/

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan